Vì sao khi iu người ta lại thích "kiss" thế?
Về mặt… sinh vật học thì đôi môi là “cửa ngoài” của miệng, là các niêm mạc xếp nếp liên tục với nhau, làm các nhiệm vụ như ăn, uống, nói, cười,… Nhưng về mặt tâm lí tình cảm, thì đôi môi lại là “thành viên” rất quan trọng trong cơ thể, để biểu lộ tình cảm thông qua hành động… gắn kết với 1 đôi môi khác.
Teens có biết là số lượng dây thần kinh ở “em môi” nhiều gấp 100 lần số dây thần kinh ở đầu ngón tay của chúng mình đó (lên tới con số hàng nghìn dây luôn). Vì nhạy cảm như vậy nên em í rất dễ bị kích ứng, chỉ cần “kết đôi” nhẹ nhàng dịu dàng với một “em môi” khác là cảm giác rạo rực đã ùa đến rùi. Cảm giác này lại là một gia vị tuyệt vời giúp tình iu bay bổng nữa chứ.
Lạ quá cơ, sao khi hôn người ta thường cứ nhắm tịt mắt vào thế?
Nhiều teens thấy trên phim khi hun nhau người ta nhắm mắt, nên khi “thực hành” thì cũng nhắm tịt mắt lại… cho đúng. Thực ra là, khi hôn nhau, cơ thể con người tiết ra một chất gọi là endorphin. Chất này tạo ra cảm giác lâng lâng, bay bổng với cường độ mạnh tương đương ma túy (nên còn được gọi là “ma túy nội sinh” mà). Chính cảm giác “bay lên chín tầng mây” đó khiến bất kì ai khi hun cũng đều thấy đê mê đến nỗi nhắm tịt cả mắt tại (để tận hưởng cho trọn vẹn mừ).
Khi nào thì mình hôn?
Chà chà, câu hỏi này đích thị là của một teen “gà tồ” rùi! Mỗi người có quan niệm về nụ hôn khác nhau và mỗi người lại có một con đường riêng dẫn tới điều bay bổng í.
Nhưng bản chất của nụ hôn là sự thăng hoa của tình yêu, là dấu hiệu thể hiện sự gắn kết giữa hai người, do đó cũng không có một quy chuẩn nào cho thời điểm hôn cả. Bởi vì có người mất 1 năm, 2 năm mới cảm thấy đủ gần gũi với “nửa kia” để hun, có người lại chỉ mất 3 tháng, có khi 1 tuần. Cho nên, đừng băn khoăn “khi nào thì mình sẽ được hun?”, cũng đừng lo lắng “sao tới giờ này tui vẫn chưa biết hun là gì?’, chuyện í khi nào đến thì nó sẽ đến thôi, teens ạ!
Hôn nhau có… “dơ” không?
Nụ hôn là sự “kết đôi” của môi và mọi thứ bên trong môi mà, cho nên nhiều teens thấy sao mà "bẩn" thế. Theo y học thì teens đã đúng rồi đấy, bởi vì các nhà vi trùng học bảo rằng mỗi 1 lần hun nhau, người ta truyền cho đối phương hơn 5 triệu con vi trùng cơ đấy (và nhận lại số lượng không kém). Nhưng bẩn thế sao cả nhân loại hết thế hệ này đến thế hệ khác đều thích hôn?
Là bởi vì khi yêu nhau, nụ hôn khiến cho hai người cảm thấy gần gũi, say mê; do đó cũng làm cho tình yêu thêm dào dạt, cả hai sẽ thấy yêu đời và vui tươi hơn. Cho nên, dù biết là nụ hôn chẳng sạch tí nào nhưng mọi người đều không thể sống thiếu thứ gia vị tình iu này. Và teens mình có công nhận là chẳng có ai thèm dùng thuốc sát trùng trước khi hun nhau cho “đảm bảo an toàn”.
Nụ hôn có làm lây bệnh không?
Thật đáng buồn, câu trả lời lại là có. Nếu “bồ kết” của bạn mắc 1 bệnh truyền nhiễm gì đó (như giang mai chẳng hạn) mà lại bị loét miệng thì khi hun nhau, bạn cũng sẽ bị nhiễm bệnh theo dù… chưa làm gì hơn cả. Như vậy thì nụ hôn đúng là nguy hiểm và nên tránh đấy chứ?
Nhưng iu nhau mà không có nụ hôn thì chẳng khác gì nấu 1 món ăn ngon nhưng lại không cho muối. Nụ hôn và tình yêu đã là một couple không thể tách rời rồi. Cho nên, nếu chẳng may bạn bị một bệnh truyền nhiễm nào đó thì nên đi chữa khỏi rồi hãy hun “nửa kia” của mình nhé. Như vậy tình iu vừa được thăng hoa mà “nửa kia” của bạn lại được bảo vệ an toàn nữa.